Sắc xuân về trên làng đào phai Đông Sơn
Những ngày này, tại các vườn đào phai Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) lại rộn ràng, tấp nập người đến tham quan và chọn mua đào, không khí trở nên nhộn nhịp, hối hả hơn.
Có 21 kết quả được tìm thấy
Những ngày này, tại các vườn đào phai Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) lại rộn ràng, tấp nập người đến tham quan và chọn mua đào, không khí trở nên nhộn nhịp, hối hả hơn.
Thời điểm này, các chủ vườn tại "thủ phủ" đào phai Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đang gấp rút thực hiện các công đoạn chăm sóc, cắt tỉa, tuốt lá,... để có những cây đào đẹp, nở hoa đúng dịp Tết. Nhiều người có kinh nghiệm trong nghề trồng đào ở đây khẳng định: "Với thời tiết thuận lợi, năm nay chắc chắn đào sẽ sai hoa, bông to, nở rộ và đẹp hơn năm ngoái".
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Những ngày này, người trồng đào ở xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đang tất bật thực hiện các bước chăm sóc đào cuối cùng để chuẩn bị cho ngày xuất bán. Đây là mùa Tết an lành đầu tiên sau gần 3 năm khó khăn do dịch COVID-19, nên bà con đặt rất nhiều kỳ vọng vào sức bật của thị trường năm nay.
Chẳng phải vì mùa xuân về trên những cành hoa ửng hồng duyên dáng và đất trời bồi hồi thổn thức, ấy là xuân, ấy là sắc hoa, là những chiều hối hả trở về sum họp.
Sáng 28/1, tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, UBND thành phố Tam Điệp đã tổ chức hội nghị quảng bá sản phẩm "Đào phai Tam Điệp" năm 2021.
Cách đây 5 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tam Điệp (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 15 về "lãnh đạo xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố". Theo đó, thành phố đã chọn cây "Chè xanh Quang Sỏi" và cây "Đào phai Tam Điệp" là hai loại sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu. Từ đây nhiều người đã biết đến sản phẩm chè, đào phai, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần quảng bá, giới thiệu về vùng đất Đồng Giao - Tam Điệp.
Ngày 17/1, Sở KH&CN phối hợp với UBND thành phố Tam Điệp tổ chức hội nghị công bố Quyết định, trao văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Dứa Đồng Giao", Nhãn hiệu chứng nhận "Đào phai Tam Điệp" và "Chè Trại Quang Sỏi".
Ngay trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch, có mặt tại một số vùng trồng đào phai tập trung ở thành phố Tam Điệp, không khó để bắt gặp hình ảnh những vườn đào với hàng trăm, hàng chục gốc đào đã bung nở hoa. Nguyên nhân được cho là do thời tiết nắng ấm bất thường.
Những năm gần đây, đào phai Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đã trở thành một trong những loài hoa không thể thiếu của nhiều gia đình trong mỗi độ Tết đến, xuân về. Vì vậy, việc trồng đào phai đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân trong xã.
Ngày 15/6/2015, BCH Đảng bộ thành phố Tam Điệp (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 15 về lãnh đạo xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Sau 3 năm triển khai Nghị quyết, giá trị kinh tế từ các sản phẩm truyền thống của địa phương như chè xanh, đào phai bước đầu được khẳng định, nhất là sản phẩm đào phai có bước phát triển mạnh mẽ, tổng thu nhập từ cây đào phai năm 2017 gấp 2,2 lần năm 2016 và gấp 2,4 lần năm 2015.
Tết Nguyên đán đang đến rất gần, những ngày này từ sáng đến chiều các thôn của xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) luôn tấp nập người vào kẻ ra trên xe ai cũng vài ba cành đào tỏa đi khắp các ngả, làng đào phai Đông Sơn lại nhộn nhịp đón xuân về.
Không phải chỉ vào những ngày cận Tết Đinh Dậu 2017, những người dân làng nghề trồng đào xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) mới đón tiếp nhiều khách thập phương về vùng trồng đào để mua - bán, nghe - xem những cây đào, cành đào đang nảy những lộc xanh, nở những nụ hoa xinh xinh, mà ngay từ đầu tháng Chạp, các nhà vườn đã tấp nập đón khách quen, khách lạ đến xem, chọn thuê và đăng ký mua đào chuyển đi các nơi. Điều này khẳng định, đào phai Đông Sơn đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường cây cảnh phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh chơi Tết.
Những năm qua, xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại; mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị, đặc biệt là cây đào phai và cây chè xanh… Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh xuống còn 4,47% vào cuối năm 2016 theo tiêu chí tiếp cận đa chiều.
Khi những nụ đào phai Tam Điệp đầu tiên hé nở trên triền đồi cũng là lúc Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao báo tin vui: 2 dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Việt Nam của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động. Niềm vui này không chỉ của cán bộ, công nhân viên Công ty mà còn mang đến nhiều kỳ vọng cho ngành xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
Đào phai Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) từ lâu đã có tên tuổi trên thị trường hoa Tết, bởi thuộc tính mà dân chơi đào quen gọi là "tứ đại đồng đường". Cái độc đáo của đào Đông Sơn là ở chỗ, ngoài việc nở đúng dịp Tết, cành đào vừa phải có lá xanh, lộc non, vừa nhiều hoa, nhiều nụ và lại còn có quả xanh. Sự hội tụ của "tứ đại đồng đường" trong cành đào ngày Tết biểu trưng cho một cuộc sống đầy đủ, sum vầy, no ấm và hạnh phúc. Vì thế, đào Đông Sơn đã được nhiều người chơi đào chọn mua. Tuy nhiên, để trồng được một cây đào đẹp chơi xuân không hề đơn giản. Xuân ất Mùi vừa qua, người dân Đông Sơn lao đao bởi đào nở sớm...
Thời tiết nắng hạn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân nói chung và người trồng đào phai ở xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) nói riêng. Hiện nay, người trồng đào ở Đông Sơn đang chủ động khắc phục khó khăn về nguồn nước để chăm sóc, đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng vốn là nguồn thu nhập chính và làm giàu của nhiều nông dân.
Những ngày giữa tháng chạp Tết Âm lịch Giáp Ngọ 2014, trên con đường Quốc lộ 1A từ thành phố Ninh Bình vào thị xã Tam Điệp, bắt gặp trên dòng đường ngược chiều khá nhiều xe tải lớn, nhỏ, hàng chục xe máy và cả xe đạp chở những cành đào phai Đông Sơn ra chợ hoa xuân thành phố Ninh Bình và vận chuyển đi khắp các huyện, thành, thị xã trong và ngoài tỉnh…
Những năm gần đây, cây đào phai được UBND thị xã Tam Điệp chú trọng ưu tiên phát triển và đã dần trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên cây đào xuất hiện bệnh chảy gôm làm hàng nghìn cây đào bị biến dạng, chết. Hiện nay, chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương đang nỗ lực vào cuộc nghiên cứu và khảo sát nguyên nhân gây bệnh, đề xuất các biện pháp khắc phục.
Nhắc đến Đông Sơn, thị xã Tam Điệp người ta thường nghĩ ngay đến 1 vùng đất khô cằn với đào phai, cây ngô, cây sắn và các loại con nuôi đặc sản ít ai ngờ ở đó lại có khu trồng rau trù phú với đủ các loại rau quanh năm xanh tốt.
Với thế mạnh là cây đào phai, chăn nuôi các con đặc sản và phát triển các ngành nghề TTCN, xã Đông Sơn (TX Tam Điệp) đang có bước chuyển trong công tác giảm nghèo. Đã có một số người nuôi chí làm giàu, góp sức sớm đưa xã ra khỏi danh sách các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Ông Vũ Xuân Học, xã Đông Sơn (TXTĐ) - một trong những người nông dân tâm huyết với nghề trồng đào, không những làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà mà còn góp phần đưa thương hiệu của cây đào phai Tam Điệp đến mọi miền đất nước.